Hiện nay, khi đứng trước quá nhiều ngành nghề, nhiều bạn không biết chọn cho mình ngành học nào phù hợp với bản thân? Có rất nhiều bạn muốn theo học ngành kế toán, nhưng trước một số ý kiến trái chiều như “kế toán rất nhàm chán, khô khan”, “làm kế toán rất áp lực mà rủi ro cao”,… thì sẽ phân vân với lựa chọn của mình.
Liệu những nhận định này đã đúng về nghề kế toán? Tại sao ra đời từ rất lâu rồi nhưng nghề kế toán chưa bao giờ hết hot? Tại sao vẫn có hàng nghìn thí sinh lựa chọn đăng ký học ngành kế toán mỗi năm? Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn thấy những lý do nhất định phải theo học ngành kế toán!
1. Học kế toán, bạn có thể xác định rõ tương lai nghề nghiệp của mình.
Khác với một số ngành nghề khác, khi học ngành kế toán, bạn sẽ biết rõ công việc mình phải làm sau khi ra trường là gì? Kế toán là một nghề cụ thể và rõ ràng. Thầy cô trên lớp sẽ dạy cho bạn từng nội dung công việc của kế toán: từ lập chứng từ, thu thập chứng từ, kiểm tra và sắp xếp, lưu trữ chứng từ đến việc định khoản, ghi sổ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lên báo cáo tài chính, báo cáo thuế và phân tích các báo cáo này để cung cấp thông tin cho các đối tượng cần thiết để ra quyết định.
Hơn nữa, kế toán không bị bó hẹp trong phạm vi một nghề, mà rất đa dạng với nhiều lĩnh vực khác nhau. Tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, bạn có thể làm việc trong nhiều ngành nghề như kế toán, tài chính, kiểm toán, thuế. Vì sự đa dạng lĩnh vực này, sinh viên ra trường sẽ có nhiều hơn sự lựa chọn trong sự nghiệp của mình.
2. Nghề kế toán có nhu cầu cao trong xã hội
Với tính chất đặc thù của mình, kế toán là vị trí việc làm nhất định phải có của bất kỳ một doanh nghiệp, đơn vị nào. Luật kế toán quy định rằng, tất cả các đơn vị thuộc tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân đều phải thực hiện công việc kế toán. Điều này có nghĩa, bất cứ tổ chức kinh tế nào, từ các đơn vị công lập tới các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề đều phải thuê ít nhất một nhân viên kế toán. Kế toán đóng vai trò thiết yếu trong việc ghi nhận tình hình tài sản, nguồn vốn, tính toán doanh thu, chi phí, lợi nhuận của đơn vị. Chính vì vậy, mặc dù có nhiều biến động của nền kinh tế nhưng nghề kế toán vẫn tồn tại ổn định.
Tổng cục Thống kê cho biết, trong năm 2023, cả nước có 159.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Theo mục tiêu của Chính phủ, đến năm 2025, Việt Nam có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn. Mỗi doanh nghiệp tính trung bình cần 2 đến 4 nhân viên kế toán để làm việc. Như vậy, sinh viên ngành kế toán sẽ không phải lo về việc làm sau khi ra trường.
3. Nghề kế toán có tính ổn định cao với mức tiền lương hợp lý
Nghề kế toán được nhiều người lựa chọn vì tính ổn định cao, công việc sẽ diễn ra chủ yếu tại văn phòng của các đơn vị. Thời gian làm việc thường theo giờ hành chính, trừ một số trường hợp như đến kỳ lập báo cáo thuế hay báo cáo tài chính định kỳ. Do nội dung đặc thù của công tác kế toán rất ít thay đổi, một khi đã thành thạo thì công việc sẽ trở nên dễ dàng, quen thuộc.
Nghề kế toán ổn định, nhưng lại vô cùng linh hoạt. Tính ổn định thể hiện ở nội dung công việc, các định khoản Nợ – Có, công thức xác định doanh thu, chi phí, lợi nhuận hầu như không thay đổi, từ đó tạo ra tính linh hoạt cho nhân viên kế toán trong sự nghiệp của mình. Một nhân viên kế toán khi đã thành thạo công việc, có thể nhận làm báo cáo thuế, báo cáo tài chính tại nhiều công ty khác nhau, hoạt động trong mọi lĩnh vực từ thương mại, sản xuất, xây lắp, xuất nhập khẩu,… Kế toán sẽ không ràng buộc bạn tại một công ty cụ thể nào đó, bạn hoàn toàn có thể làm việc tại rất nhiều công ty trên toàn quốc, thậm chí trên phạm vi quốc tế nếu bạn có khả năng.
Thu nhập của một nhân viên kế toán mới ra trường dao động khoảng 5.000.000đ đến 7.000.000 đồng. Tuy nhiên, khi bạn đã quen với công việc và có các mối quan hệ, bạn có thể nhận thêm công việc ở nhiều công ty, nên tổng thu nhập từ nghề kế toán là không hề nhỏ.
Tại Trang cá cược Esport , sinh viên ngay từ năm nhất, năm hai sẽ được tham gia workshop, các buổi tọa đàm do Khoa tài chính kế toán tổ chức, kết hợp với các kế toán trưởng, kế toán tổng hợp hay giám đốc tài chính của các doanh nghiệp để gia tăng sự hiểu biết và kiến thức thực tế về nghề kế toán.
Khi học năm thứ hai, sinh viên ngành kế toán ngoài việc học ở trường sẽ được đi thực tế nghề nghiệp tại các doanh nghiệp. Hiện Khoa Tài chính kế toán đang hợp tác với một số công ty chuyên về dịch vụ kế toán tại Hà Nội như Công ty cổ phần tư vấn thuế Hà Nội, Công ty TNHH tư vấn A-One,… để sinh viên đến thực tế, được cầm tay chỉ việc để tiếp cận với công việc kế toán.
Hi vọng rằng với những chia sẻ về nghề kế toán trên sẽ giúp các bạn có góc nhìn mới về nghề kế toán và đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp với bản thân mình!
Đỗ Thị Thanh Hương – Khoa Tài chính kế toán