Theo từ điển Bách khoa toàn thư “Kế toán viên là người hành nghề kế toán, công việc bao gồm việc tính toán, công bố hoặc cung cấp đảm bảo về thông tin tài chính giúp người quản lý, nhà đầu tư, cơ quan thuế và những người khác đưa ra các quyết định phân bổ nguồn lực”.
Theo Luật kế toán 2015 mô tả, kế toán là một vị trí công việc vô cùng quan trọng đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp: Kế toán nắm bắt toàn bộ tình hình tài chính của đơn vị; Kế toán theo dõi, lưu trữ và cung cấp một cách có hệ thống thông tin về tình hình tài chính của đơn vị cho các đối tượng, như: Chủ doanh nghiệp; Người quản lý; Nhà đầu tư; Người cho vay; Cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà nước,…
Tựu chung lại, kế toán viên là những người làm nghề kế toán, những người chăm lo cho tình hình tài chính của đơn vị. Kế toán viên bao gồm nhiều vị trí khác nhau từ kế toán quản trị, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết, … Bất kỳ đơn vị nào cũng cần tổ chức thực hiện công tác kế toán, và tùy vào quy mô lớn nhỏ để xác định số lượng kế toán viên phù hợp với đơn vị mình. Đặc biệt với những công ty lớn, tập đoàn, họ luôn cần một đội ngũ kế toán hùng hậu và được phân chia với các chức năng và vị trí khác nhau từ kế toán về tiền, kế toán hàng tồn kho, kế toán công nợ, kế toán bán hàng, kế toán thuế, .…
Kế toán viên là những người làm nghề Kế toán, chăm lo cho tình hình tài chính của đơn vị (Nguồn ảnh internet)
Công việc cụ thể của một kế toán viên cần thực hiện, có thể được khái quát:
- Xây dựng, triển khai các thủ tục, quy trình kế toán theo quy định;
- Thu thập và phân tích, kiểm tra thông tin kế toán để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh;
- Thu thập thông tin, lập Báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ) và các báo cáo khác để tổng kết tình hình tài chính hiện tại;
- Nghiên cứu, diễn giải dữ liệu để trả lời các vấn đề về Kế toán – Tài chính.
- Phân tích các thủ thục hiện tại và kiến nghị thay đổi các quy trình kế toán tại đơn vị nhằm đạt được kết quả công việc tốt hơn.
Để thực hiện được những công việc trên, yêu cầu kế toán viên cần đạt các tiêu chuẩn:
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; Giữ bí mật thông tin để bảo vệ giá trị của đơn vị.
- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
+ Tốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên ngành Kế toán;
+ Sử dụng thành tạo Microsoft office và các phần mềm kế toán thông dụng;
+ Nắm vững chế độ kế toán và có năng lực nghiệp vụ kế toán; Có ý thức trau đồi và cách cập nhật kiến thức nghề một cách thường xuyên;
+ Có khả năng tự tổ chức, xây dựng kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ được phân công.
+ Có kỹ năng tổng hợp, phân tích báo cáo.
Làm kế toán, bạn có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ; Có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình.
Làm kế toán, bạn có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán
Quy định chặt chẽ, nhưng người học Kế toán cũng không nên quá áp lực. Bởi lẽ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, đây là quy định bắt buộc với mọi sự thành công của bạn!
Trong quá trình làm nghề, kế toán viên sẽ nhận thấy đây một công việc bắt buộc phải có tại mỗi doanh nghiệp, việc tuyển dụng một kế toán viên thì không hề khó khăn, nhưng để thay thế một vị trí kế toán tại doanh nghiệp lại không hề dễ dàng.
Kế toán viên – Vị trí cần có, nhưng không dễ dàng thay thế tại mỗi đơn vị
Thị trường tuyển dụng kế toán viên luôn rộng mở, do nhu cầu của tất cả các tổ chức, doanh nghiệp. Chỉ cần bạn có nỗ lực, quyết tâm trở thành một kế toán viên lành nghề, đáng tin cậy tại đơn vị, bạn sẽ có được một công việc ổn định lâu dài, có thu nhập tốt. Sự nỗ lực, quyết tâm là cần thiết, vì khi mới tiếp cận một công việc, mọi nhân viên đều cần có sự tìm hiểu, và đối với nghề kế toán đó thực sự phải là một quá trình. Ngoài ra, bạn cần giữ vững phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, thể hiện mình là một nhân viên trung thực, đáng tin cậy, bởi làm kế toán viên bạn sẽ là tay hòm chìa khóa quản lý toàn bộ tình hình tài chính của đơn vị, là đầu mối để cung cấp những con số theo yêu cầu của chủ doanh nghiệp, cơ quan Thuế, Thống kê, Ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp, …. Bạn nhận định, liệu chủ doanh nghiệp có thể đàm phán 1 hợp đồng kinh tế, hay ra 1 quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nếu chưa nhận được những số liệu cần thiết do bạn cung cấp không?
Kế toán viên, đầu mối cung cấp só liệu tại doanh nghiệp
Tất cả những lý do trên, đều thể thể hiện tầm quan trọng và tính chất công việc không dễ dàng thay thế của vị trí kế toán viên tại doanh nghiệp, đồng thời cũng thể hiện sự tin tưởng của chủ doanh nghiệp với những người làm Kế toán viên như bạn!
Khái quát về vị trí Kế toán viên trong bài viết có thể chưa được đầy đủ, nhưng cũng phần nào khắc họa được tầm quan trọng của vị trí này đối với các tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tạo nên các giá trị cho bản thân mình, người làm kế toán cần phải có ý thức rèn luyện nghề, cũng như tu dưỡng đạo đức nghề.
“Hãy tự khẳng định giá trị của bản thân để tương lai luôn nằm trong tầm tay bạn!!!”
Người thực hiện: Lương Ngọc Linh – Giảng viên Khoa Tài chính – Kế toán
Nguồn tin: emmiekio.com
- Cơ hội cho sinh viên tiếp cận, học chương trình tiếng Anh Khung tham chiếu Châu Âu
- Những “người chèo đò” tận tụy
- Bế giảng lớp Bồi dưỡng nâng cao năng lực thiết kế và tổ chức dạy học nghề nghiệp theo hướng tiếp cận năng lực cho giảng viên
- Cơ hội việc làm ngành quản trị kinh doanh
- Lịch công tác tuần từ ngày 07/11/2022 đến này 13/11/2022