Lễ tân là làm gì?
Công việc của lễ tân khách sạn thường được chia theo ca (ca sáng – ca chiều – ca đêm) và được thực hiện theo quy trình chuẩn của khách sạn qua 4 giai đoạn chính là: Giai đoạn 1: giai đoạn trước khi khách đến khách sạn – Giai đoạn 2: giai đoạn khách đến và làm thủ tục nhận phòng – Giai đoạn 3: giai đoạn khách lưu trú tại khách sạn – Giai đoạn 4: giai đoạn khách làm thủ tục, thanh toán và rời khách sạn.
Nhìn chung, công việc chính trong ca làm việc của lễ tân khách sạn sẽ xoay quanh việc đón tiếp khách – thực hiện thủ tục check-in, check-out, thanh toán cho khách – tư vấn dịch vụ và giải đáp những thắc mắc cho khách nếu có – tiếp nhận các cuộc gọi đặt phòng – tiếp nhận yêu cầu của khách và chuyển đến các bộ phận liên quan – giải quyết những tình huống than phiền, phàn nàn của khách trong phạm vi quyền hạn…
Có nên làm lễ tân khách sạn?
Để trả lời cho câu hỏi “Có nên làm lễ tân khách sạn?” hay không? Mời các bạn đi tìm những lý do bạn nên chọn nghề lễ tân khách sạn.
♦ Công việc đa dạng, không giới hạn nhiệm vụ cụ thể
Công việc lễ tân không chỉ dừng lại ở trực điện thoại, làm thủ tục check-in, check-out cho khách, … nhân viên lễ tân hàng ngày phải luôn trong tâm thế sẵn sàng tiếp nhận và xử lý mọi vấn đề phát sinh, lời phàn nàn hay góp ý từ khách về chất lượng dịch vụ tại khách sạn một cách chuyên nghiệp, khéo léo và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, lễ tân đôi khi cũng được khách nhờ giúp những công việc khác như: đặt nhà hàng ăn, mua vé tham quan, gọi taxi, sắp xếp tour du lịch,… công việc vô cùng đa dạng, không giới hạn một nhiệm vụ cụ thể, từ đó có thể học hỏi được nhiều điều thú vị, bổ ích có thể sẽ dùng đến trong tương lai.
Sinh viên ngành Quản trị khách sạn – HCCT thực hành Nghiệp vụ lễ tân Khách sạn
♦ Nhiều cơ hội thăng tiến
Lễ tân là công việc phù hợp nhất để bắt đầu với nghề khách sạn. Đây cũng là bộ phận có cơ hội thăng tiến khá nhanh và hấp dẫn: từ nhân viên lễ tân, khi đã trau dồi và tích lũy đầy đủ các kỹ năng cần thiết qua các năm, không ngừng học hỏi để đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu của cấp trên, nhu cầu của khách hàng, bạn hoàn toàn có thể phát triển lên thành Giám sát Lễ tân – Trưởng bộ phận Lễ tân – Phó Tổng Giám đốc – Tổng Giám đốc. Ngoài ra, lễ tân cũng có thể xin điều chuyển qua những bộ phận khác trong khách sạn nếu muốn.
♦ Mở rộng các mối quan hệ xã hội
Việc hàng ngày tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng đến từ nhiều nơi cả trong và ngoài nước giúp lễ tân mở rộng đáng kể các mối quan hệ xã hội, từ đó, có cơ hội tìm hiểu được nhiều nét đặc trưng văn hóa, tâm lý khách hàng, rèn luyện khả năng giao tiếp ngoại ngữ cũng như nhu cầu sử dụng dịch vụ của từng vùng miền, giúp quá trình tư vấn và bán dịch vụ được thuyết phục và đạt hiệu quả hơn. Ngoài ra, lễ tân khách sạn cũng thường xuyên được các cửa hàng tạp hóa, nhà hàng, quầy lưu niệm, tiệm spa,… mời đến trải nghiệm, tham quan và đề nghị giới thiệu sản phẩm của họ đến khách lưu trú.
Sinh viên ngành Quản trị khách sạn – HCCT làm nhân viên lễ tân tại Khách sạn InterconLandmark72
♦ Mức lương hấp dẫn
Tùy thuộc vào quy mô khách sạn, tính chất và khối lượng công việc ở mỗi nơi mà quy định mức lương tương ứng cho nhân viên lễ tân. Nhìn chung, lương lễ tân không quá cao nhưng lại khá hấp dẫn, dao động trong khoảng từ 5 – 10 triệu đồng/ tháng. Ngoài mức lương cơ bản, các chế độ đãi ngộ theo quy định, lễ tân còn được hưởng các khoản chia (phí dịch vụ). Mức service charge thường khoảng từ 5-10% tổng giá trị (tiền dịch vụ) khách đã sử dụng.
♦ Nhu cầu tuyển dụng cao
Lễ tân là một trong những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất hiện nay, bạn sẽ thấy hàng trăm tin tuyển dụng lễ tân từ cấp nhân viên đến cấp quản lý với từng yêu cầu công việc và mức lương thỏa thuận tương ứng.
Sinh viên ngành Quản trị khách sạn – HCCT làm nhân viên lễ tân tại Khách sạn Daewoo
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc cho Lễ tân là gì? Lễ tân làm gì? Có nên làm lễ tân khách sạn? Từ đó, định hình được mức độ phù hợp với nghề, nhu cầu của xã hội cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu công việc để có thể ứng tuyển vào những vị trí tương ứng trong ngành Nhà hàng – Khách sạn.
Người thực hiện: Đỗ Thị Ngân – Giảng viên Khoa Khách sạn du lịch
Nguồn tin: emmiekio.com
- Giảng viên tâm huyết, tận tụy với nghề
- Cách viết đơn xin việc gây ấn tượng
- “Tiếp lửa” cho những ước mơ khởi nghiệp
- Trang cá cược Esport đồng tổ chức Diễn đàn Giáo dục Khởi nghiệp Quốc gia lần thứ 1
- HỘI NGHỊ – Nghiên cứu, học tập và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá XIII) Đảng bộ Trang cá cược Esport