Thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam đang được nhận định là phát triển mạnh và sẽ tăng tốc nhanh trong những năm tới. Ngày càng nhiều doanh nghiệp, công ty có những chiến lược đầu tư kinh doanh vào loại hình mới và có nhiều cơ hội “hái ra tiền” này. Vì thế, Thương mại điện tử hiện đang là một trong những ngành học hot nhất hiện nay. Vì sao cần nên học Thương mại điện tử? Cơ hội việc làm ra sao? Bạn hãy theo dõi bài viết của HCCT để có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực đầy mới mẻ và giàu tiềm năng này nhé.
Thương mại điện tử là gì? Vì sao cần nên học Thương mại điện tử?
Thương mại điện tử (E-Commerce) là một hình thức kinh doanh đặc biệt, sử dụng nền tảng công nghệ để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh. Các hoạt động giao dịch thanh toán trong kinh doanh thương mại điện tử, đều được thực hiện trực tuyến.
Nói một cách dễ hiểu, thương mại điện tử chính là hoạt động mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua Internet và các phương tiện điện tử khác. Các giao dịch này bao gồm tất cả các hoạt động như: giao dịch mua bán, đặt hàng, quảng cáo và giao hàng …
Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ “Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025” đưa ra mục tiêu cần đạt được của Việt Nam vào năm 2025 (nguồn Thư viện Pháp luật):
Về quy mô thị trường thương mại điện tử
- 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến đạt trung bình 600 USD/người/năm;
- Doanh số thương mại điện tử B2C (tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) tăng 25%/năm, đạt 35 tỷ USD, chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Về ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp
- 80% website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến;
- 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện tử;
- 40% doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử trên các ứng dụng di động;
- 70% các đơn vị cung cấp dịch điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng.
Với những con số từ Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025” của Thủ tướng Chính phủ cho thấy Việt Nam đang tập trung nguồn lực để phát triển thương mại điện tử. Dẫn hướng tới kinh doanh qua thương mại điện tử sẽ thay thế hầu hết tất cả các mô hình kinh doanh truyền thống bởi sự tiện lợi từ nó.
Vậy nên ngành thương mại điện tử đang là “mảnh đất” màu mỡ cho nguồn nhân lực tập trung chọn học. Khi bạn có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về thương mại điện tử để tham gia vào nguồn nhân lực chất lượng cao – vững vàng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội trong thời đại mới – bạn sẽ có nhiều cơ hội tạo lập tương lai thành công.
Học thương mại điện tử tại HCCT được học những gì?
Theo học ngành Thương mại điện tử được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên ngành bao gồm:
- Nhập môn Digital Marketing
- Xây dựng website Thương mại điện tử
- Content Marketing
- Hoạch định chiến lược thương mại điện tử
- Thương mại điện tử trên thiết bị di động
- Email marketing và Landing page
- Truyền thông mạng xã hội
- Sàn giao dịch thương mại điện tử
- SEO và Marketing trên công cụ tìm kiếm
- Tác nghiệp thương mại điện tử
- Thực tế doanh nghiệp Thương mại điện tử
- Kỹ thuật phân tích tổng hợp trong thương mại điện tử
- Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh
- Thực hành dự án thương mại điện tử
- Đồ họa ứng dụng trong Thương mại điện tử
Vì thế sau khi học xong chương trình đào tạo của HCCT sinh viên có thể:
- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO – Search Engine Optimization) và tiếp thị trên công cụ tìm kiếm (SEM – Search Engine Marketing).
- Quản lý và phát triển các tài sản kỹ thuật số như website, fanpage, các tài khoản ứng dụng và kênh mạng xã hội…
- Triển khai hoạt động tiếp thị và các chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng và ứng dụng như Google, Facebook, YouTube, TikTok, Zalo, Email; các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki…
- Phát triển, sáng tạo và phân phối nội dung (content) đa nền tảng với nhiều định dạng khác nhau (bài viết, hình ảnh, video clip, ebook…).
- Nghiên cứu thị trường – khách hàng, phân tích và đánh giá dữ liệu người dùng, đối thủ cạnh tranh.
- Phối hợp với các đơn vị khác để cùng thực thi những chiến dịch truyền thông marketing tích hợp (IMC), chiến lược marketing tổng thể theo mục tiêu kinh doanh…
Cơ hội việc làm của ngành thương mại điện tử
Cơ hội việc làm của ngành Thương mại điện tử rất cao bởi ngành này được dự báo đang cần nguồn nhân lực lớn trong tương lai. Với những kiến thức ngành Thương mại điện tử tại HCCT cung cấp, sinh viên có thể khẳng định năng lực của mình, đáp ứng được nhu cầu công việc tại các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước. Sau khi ra trường, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí công việc sau:
Có thể làm việc ở bộ phận truyền thông của các doanh nghiệp, phòng quảng cáo, phòng PR, bộ phận xây dựng và phát triển thương hiệu, phòng marketing,… Bạn cũng có thể đảm nhiệm được các vị trí quản lý trong các doanh nghiệp dịch vụ truyền thông marketing như: Quảng cáo, PR, tổ chức sự kiện, tư vấn thương hiệu.
Hiện tại bạn vẫn đang phân vân chưa biết lựa chọn được hướng đi cho mình, tôi tin rằng thương mại điện tử chính là một lựa chọn tuyệt vời nhất cho các bạn trẻ thông minh và bản lĩnh. Hãy cùng tìm hiểu và thử sức ngay hôm nay bạn nhé!
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hoài – phòng CTHSSV
Nguồn tin: emmiekio.com